alt

Bạn cần làm gì để tự cứu mình khi sống trong vùng dich, trước khi được trợ giúp y tế

  Thứ Tue, 31/08/2021

Hãy tự cứu mình khi sống trong vùng dịch, trước khi được hỗ trợ y tế.

I.  Giai đoạn chưa nhiễm bệnh, đang sống trong vùng dịch.

​​​​​· Phòng ngừa nhiễm bằng cách rửa mũi đúng cách  ngày 5-7 lần.

https://youtu.be/81f11dfyCWc  + súc họng 10-20 lần một ngày  bằng nước muối 0,9%, nếu có điều kiện súc họng BBM, và các dung dịc súc họng bán ở các nhà thuốc + Uống nước vặt nhiều lần bằng nước ấm. Cách pha nước muối 0,9%: 1 gói muối tinh( không dùng muối i ốt) 100g pha với 11 lít nước đun sôi, sử dụng bỏ phần cặn. { Vì sao phải dùng nước muối sinh lý: niêm mạc mũi họng rất tinh tế, nếu dùng nước muối đặc hơn 0,9% ( dung dịch ưu trương) sẽ rút nước tế bào niêm mạc, gây tổn thương teo đét tế bào. Nếu nước muối nồng độ thấp hơn 0,09% ( dung dịch nhược trương) gây phù nề tế bào niêm mạc mũi. Khi niêm mạc mũi tổn thương sẽ tạo điều kiện cho các vi trùng, virus gây bệnh. Nếu rửa mũi bằng dung dịch không đúng nồng độ 0,9% mũi của bạn sẽ bị đau nhức ngay lập  tức}

· Nơi ở nên để không khí lưu thông, tránh để không khí tù quẩn. Cửa sổ nên mở thoáng, dùng quạt tốt hơn điều hòa.

· Chế độ ăn uống đủ chất, đủ calo, tập thể dục trong không gian nhà mình, ngày tập khoảng 30 phút.

. mua nhận hàng qua shipper, cần giữ khoảng cách trên 2m, đeo khẩu trang, đi găng tay, nếu không có găng tay thì phải rửa tay xà phòng kỹ sau khi nhận hàng, bóc gói hàng.

· Không ra khỏi nhà khi không có việc cần thiết.

· Khi cần phải ra ngoài thì luôn luôn phải thực hiện 5k của bộ y tế:

+ Luôn luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài ( không được xờ tay vào mặt ngoài khẩu trang, khi về cầm vào dây khẩu trang chỗ ngoắc vào tai để bỏ khẩu trang ra cho vào túi kín rồi bỏ vào thùng rác kín), dùng kính chống giọt bắn khi ra ngoài

+ Phải khai báo y tế, báo các điểm đến( rất quan trong cho việc truy vết dịch)

+ Giữ khoảng cách ít nhất 2 m, tránh đến gần nhau dù lạ hay quen.

+ Không tiếp súc bề mặt nguy cơ lây nhiếm, hoặc có phòng hộ khi tiếp súc như đi găng tay, dùng vật trung gian tiếp súc, không nên trực tiếp bàn tay ngón tay tiếp súc. Những nơi công cộng như bảng gọi thang máy ở các tòa nhà, tay nắm cửa...

+ sát khuẩn tay thường xuyên, rửa tay xà phòng ngay sau tiếp súc

+ Hạn chế tối đa dùng tiền mặt mua bán, nên chuyển khoản. Nếu cần giao dịch bằng tiền thì mình trả tiền cho người giao dịch nếu họ trả lại tiền thừa, ta nên dùng túi ni lông mở ra để họ thả tiền vào túi, khi về nhà chúng ta cho tiền vào nước xà phòng ngâm tiền khoản 1-2 tiếng,

vớt ra rửa sạch, khơi khô ( xà phòng tác dụng phá vỡ màng mỡ của virus, tiêu diệt virus)

II- Giai đoạn mới nhiễn (F0) chưa có triệu chứng (khoảng 8-10 ngày sau nhiễm)

- Xét nghiệm dương tính  covit-19

Nếu bạn là F0 chưa có triệu chứng, bạn cần phải làm gì. Vấn đề quan trọng nhất là phải làm sao cho bệnh khó phát, mà có phát bệnh thì cố gắng cho bệnh nhẹ hơn.  Vậy các việc sau đây có thể giúp bạn đạt được điều đó.

1.    Luôn bình tĩnh, không sợ hãi, Càng không nghĩ nhiều càng tốt.

2.    Tập thở nhẹ và sâu. Để ý xem lúc hít thở có bị đau hay khó chịu gì không.

3.    Rửa mũi đúng cách và rửa càng nhiều lần càng tốt, tối thiểu 8-10 lần/ ngày, mỗi lần 8-12 bình đầy, súc họng nước mối sinh càng nhiều càng tốt, 20-30 lần súc họng/ ngày. nó đẩy được lượng lớn virus ra khỏi cơ thể, giảm khả năng bệnh nặng ( virus gây bệnh theo cơ chế bầy đàn, khi nó sinh sôi nảy nở ở niêm mạc mũi họng được bao nhiêu thì ta lại rửa mũi, súc họng đẩy ra bấy nhiêu, nó sẽ không đủ đông bầy đàn để gây bệnh) ,rửa mũi súc họng nhiều sẽ giúp  giảm ho  nhiều, thở thoáng hơn nhiều.

4.    Uống nước ấm vặt nhiều lần trong ngày, 10-15 phút uống 1 ngụm sẽ tốt hơn. Ngày khoảng 2 lít nước, tốt nhất là nước ấm 35 độ C (1 sôi 2 nguội).  Mục đích uống nước vặt là khi rửa mũi  và súc họng đẩy virus ra khỏi mũi họng, ở  sâu dưới hạ họng có còn sót virus nào thì uống nước vặt đẩy virus xuống dạ dày, (ngăn chặn virus xuống phổi), dịch vị dạ dày sẽ tiêu diệt chúng một phần. chính vì vậy ở BN mắc bệnh covit-19 hay có rối loạn tiêu hoá. Mặt khác uống nước vặt còn cung cấp đủ nước cho cơ thể hoạt động bình thường, đủ nước giúp cho niêm mạc đường hô hấp tạo được lớp thảm nhày chất lượng để bảo vệ niêm mạc đường hô hấp tránh tác nhân gây bệnh xâm nhập, vì vậy không được để khô họng.

5.    Xông bằng nồi lá xông sả, gừng, vỏ bưởi, tinh dầu... trùm chăn hít hơi nóng vào đường phổi ngày 1 lần. Xông tinh dầu giúp làm sạch đường thở, nhiệt độ nóng của hơi nước làm giảm hoạt động của virus.

6. Khử khuẩn không gian sống: lau dung dịch khử khuẩn sàn nhà, các bề mặt tiếp súc ngày ít nhất 1-2 lần. Chăn ga , quần áo ngâm xà phòng trên 60 phút mới giặt.

7     Uống vitaminC, multivitamins, vitamin , uống nước dừa, nước hoa quả ,sinh tố, 

8.    Ăn đủ chất, đủ calo và ăn dễ tiêu, ăn nhiều hành củ, tỏi,

9.    Tập thể dục nhẹ nhàng trong không gian phòng ở, khoảng 25-30 phút mỗi ngày. Phòng ở cần được thoáng khí, mở cửa sổ, dùng quạt tốt hơn điều hòa.

10.    Thực hiện các biện pháp tránh lây lan cho người nhà: Đeo khẩu trang, không tiếp súc gần, rửa tay thường xuyên,..ở phòng cách ly riêng theo khuyến cáo phòng cách ly tại nhà của bộ yt.

11.            Khai báo y tế hàng ngày

12.            Tự theo dõi: thở khó không, khi thở có đau ở đâu không, đo độ bão hòa oxy trong máu,  Theo dõi có sốt không, nhức đầu  không. Mắt có phù phù đỏ đỏ không, mất vị giác, khứu giác không ?Đau mỏi người không? Theo dõi để biết mình có bị phát bệnh chưa?

Sau 14 ngày không thấy có triệu chứng gì xem như thoát bệnh. Và nên xét nghiệm lại để kiểm tra sau 14 và 21 ngày.

III- Giai đoạn bắt đầu có triệu chứng: ho, sốt, chảy mũi, đau nhức đầu, đau mỏi cơ bắp, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mất vị giác, mất mùi...( thường sau khoảng 7-10 ngày tính từ khi nhiễm bệnh)

Lưu ý: Tốt nhất trước dùng thuốc nên gọi điện hỏi tư vấn bác sĩ ( gọi video là tốt nhất), tất cả các thuốc đều có thể có tá dụng phụ. Trong trường hợp không thể có được hỗ trợ của bác sĩ, sau đây là điều trị triệu chứng chứ không tác tác dụng tiêu diệt virus. (càng ít dùng thuốc không cần thiết càng tốt, để cơ thể cần nghỉ ngơi để chống đỡ bệnh, không nên để cơ thể đang mệt mỏi mà gan thận phải cố làm việc đào thải thuốc khi không cần thiết, uống thuốc vào thì dễ, lấy ra rất khó)

     Nếu bạn là F0 đang phát bệnh,  bạn cần phải làm gì?  Vấn đề quan trọng nhất là phải đưa được lượng oxy vào máu tối đa và tiết kiệm sử dụng oxy hết cỡ có thể + phải đẩy được lượng lớn virus ra khỏi mũi họng.Vậy hãy làm theo hướng dẫn sau  đây có thể giúp bạn đạt được điều đó.

· Luôn bình tĩnh, không sợ hãi, hoảng loạn, Càng không nghĩ nhiều càngtốt.

· Thở nhẹ và sâu: hít nhẹ, chậm, không gồng cơ, hít thật đều và sâu cho nhiều không khí vào phổi; thở ra cũng chậm nhất và nhẹ nhất có thể. Để ý xem lúc hít thở có bị đau hay khó chịu gì không.

· Nằm đầu cao 45 độ (kê cao dần từ mông lên đầu), ở nơi càng thoáng khí càng tốt như gần cửa sổ, ban công. nếu mệt nhiều hơn, khó thở nhiều hơn thì nằm sấp, hoặc khi ngủ không nằm đầu cao được: nằm nghiêng và úp chân từ hông xuống, đầu vẫn ở tư thế nằm nghiêng

· Uống nước ấm vặt nhiều lần trong ngày, 10-15 phút uống 1 ngụm sẽ tốt hơn. Ngày khoảng 2 lít nước, nếu có sốt thì nên uống thêm oresol cứ tăng 1 độ cộng thêm 200-500ml. tốt nhất là nước ấm 35 độ C (1 sôi 2 nguội). Uống nước dừa rất tốt nó như dung dịch truyền tự nhiên, uống nước hoa quả, sinh tố

· Làm thông thoáng đường thở, xịt mũi otrivin nếu ngạt mũi, làm sạch mũi họng bằng nước muối sinh lý 0,9% để đường thở thông thoáng nhất có thể, không có đờm nhày gây cản trở khí thở. Nằm nghỉ nơi ấm áp. Rửa mũi đúng cách và rửa càng  lần trong ngày càng tốt, nên rửa  8-10 lần , mỗi lần khoảng 10-12 bình đầy,súc họng nước mối sinh càng nhiều càng tốt, 30-30 lần/ngày. rửa mũi và súc họng nó đẩy được lượng lớn virus ra khỏi cơ thể, giảm khả năng bệnh nặng , rửa mũi súc họng nhiều sẽ thấy ho giảm nhiều, thở thoáng hơn nhiều.

. khí dung kháng sinh mũi họng, không có tác dụng diệt virus nhưng khi nhiễm virus hay có bội nhiễn vi trùng, khí dung kháng sinh ( ampixilin cần thử phản ứng trước khí dung) pha với cortison . vì một loại virus cơ thể ta cũng rất mệt mỏi rồi, khi bội nhiễm vi trùng chúng cùng tấn công vào niêm mạc đường hô hấp sẽ tạo điều kiện virus gây bệnh nặng hơn. Trong trường hợp bn có co thắt phế quản, cầ khí dung vintolin pha với pulmicort.  Hoặc xịt Vintolin và  Seretide.

· Cần đủ calo: ăn cháo loãng, cháo thịt nạc, đủ chất và dễ tiêu, cho thêm hành củ vào là tốt, Ăn nhiều lần, mỗi 1-2 giờ cho húp nửa bát cháo nóng tốt hơn ăn no 3 bữa/ngày. Ăn phở, hủ tiếu, bún, uống sữa.

. Cần được động viên tinh thần, xoa bóp, massage chân tay cho đỡ đau mỏi, hạn chế xuất hiện cục máu đông . thay đổi tư thế nằm nghiêng, sấp, cần vỗ dung phổi

· Nên ngủ nhiều.

· Tự theo dõi: thở khó không, khi thở có đau ở đâu không, đo độ bão hòa oxy trong máu, có thể hít sâu nén hơi lại và đếm nếu được hơn 10 giây là còn đủ oxy trong máu. Theo dõi sốt bao nhiêu độ là quan trọng nhất. Để ý thêm môi có tím tái, tay chân có bị lạnh không, nhức đầu nhiều không. Mắt có phù phù đỏ đỏ một chút , mất vị giác, khứu giác không quan trọng không cần lo về chuyện đó. Đau mỏi người là khó chịu nhất, nhưng cũng không nguy hiểm.

· Gọi cho 115 để họ đến đón. Chưa được đón thì cứ kiên nhẫn nằm ở nhà chờ đợi, không tức giận hay hoảng sợ.

· Gọi cho một bác sĩ có video để bác sĩ nhìn thấy bệnh nhân và từ đó có lời khuyên dùng thuốc nếu cần. Không được tự ý dùng thuốc, trừ thuốc hạ sốt, oresol và giảm ho nếu ho nhiều gây mệt.( Lưu ý rửa mũi nhiều+ súc họng nhiều+ uống nước vặt là rất quan trọng, nó đẩy được phần lớn virus ra khỏi cơ thể, giúp giảm ho nhiều).

· Hạ sốt nếu sốt nhẹ nên lau nước ấm, đắp khăn ấm hay tắm bằng nước ấm. Nếu hạ được thì tốt,

· Nếu sốt cao không hạ được thì phải xịt cồn 70 độ hoặc rượu lên người( không dùng cho trẻ em), trà nhẹ chanh tươi lên da, chườm đắp khăn ướt ấm, sau đó khăn nước bình thường,rồi khănlạnh. Uống huốc hạsốt Paracetamol 500mg tác dụng hạ sốt, giảm đau mình hay nhức đầu ,uống tối đa 4h một lần . Có thể dùng các thuốc hạ sốt khác như Ibuprophen hoặc Aspirin. Aspirin còn tá dụng phòng đông máu, tốt ,nhưng hay ảnh hưởng dạ dày, nên cần uống thêm bảo vệ dạ dày là Pantoprazol 40mg ngày 1v) . Không cần hạ đến dưới 37 độ, dưới 37,5- 38 độ C là tuyệt vời rồi.

· Ho: súc họng nhiều, ngửa cổ, súc sâu dưới họng ,súc kỹ , nhiều lần sẽ giảm ho giảm ngứa họng  rất nhiều , rửa mũi làm sạch dịch cũng làm giảm ho nhiều,có thể uống kèm thuốc giảm ho như Terpin, Theralene ...

· Tiêu chảy: uống  Smecta hoặc các thuốc cùng dạng  1-2 lần x 1 gói và bù nước bằng gói Oresol, nước dừa

· MethylPrednisolone 16mg (Medrol 16) uống 1 lần 1 viên sau ăn no sáng. Viên đầu tiên thì uống bất cứ giờ nào cũng được nhưng nên sau ăn. Thuốc uống khoảng 5 ngày, ngày 6,7 chỉ 1/2 viên, ngày 8,9 dùng 1/4 viên,cần giảm dần liều để tránh các tác dụng phụ.

IV- Giai đoạn Virus lan xuống đường hô hấp dưới gây tổn thương phổi, gây tức ngực khó thở.

· Gọi y tế đến cấp cứu. Trong trường hợp không gọi được, không có giúp đỡ y tế nào thì tự điều trị:

Vẫn phải thực hiện mọi việc như F0 có triệu chứng nhẹ ở trên và thêm:

. Rất cần được động viên, chăm sóc. Giúp đỡ khi cho ăn uống , vệ sinh. ( nếu có F0 đã khỏi, người có chút kiến thức y tế thì càng tốt) Thay đổi tư thế nằm nghiêng , sấp , xoa bóp chân tay, vỗ dung phổi nhiều lần,  thở oxy .

· Uống Methylprednisolone 16 mg, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên sau ăn, tuy nhiên có thể uống bất cứ lúc nào khi phát hiện triệu chứng tức ngực, khó thở. Uống khoảng 5-6 ngày xong giảm liều còn ngày 1 viêm sau ăn sáng trong 2 ngày, tiếp tục 2 ngày kế tiếp 1/2 viên sau ăn sáng.

· Uống Aspirin 81mg ngày 2 lần, mỗi lầ 1 viên, uống cả viên không bên bẻ, không nhai, uống lúc đang ăn là tốt nhất, có thể sau ăn , tác dụng để chống đông máu, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt. Uống nhiều có thể gây loét dạ đày. Vì vậy cần uống kèm Omeprazol 40 mg ngày 1 viên để hạn chế ảnh hưởng dạ dày

. khí dung vintolin pha với punmicort làm giãn phế quản, corticoid tại chỗ chống viêm, ngày khí dung 2-3 lần.

· Phải hạ sốt xuống dưới 38 độ là được rồi, nếu khó hạ sốt cần xịt cồn, rượu vào da, sát nhẹ chanh tươi vào, chườm lúc đầu nước ấm, rồi nước bình thường, sau cùng chườm lạnh

· Nằm úp, kê gối dưới bụng. Có thể nằm nghiêng quặp chân như đang ôm gối dài

· Theo dõi SpO2, trên 90% là tạm được. Để ý xem thở có đau ngực không, khó thở không. Nếu cảm thấy khó thở, tức ngực , SpO2 dưới 90% nên báo cho bác sĩ, y tế địa phương, cấp cứu 115, liên hệ Bệnh viện nếu được đến viện thì rất tốt nhất

Mục đích của bài là: tự cứu mình trước khi được y tế trợ giúp.

Lưu ý: 

. Tốt nhất khi mắc bệnh civit-19 có triệu chứng là được điệu trị tại bệnh viện. Nếu không thể đến bệnh viện được, mà bệnh cần dùng thuốc thì nên biết rằng tất cả các thuốc đều ít nhiều có tác dụng phụ. Cần tham khảo bác sĩ trước dùng, uống vào thì dễ, lấy ra rất khó. Lúc đang bệnh, cơ thể cần nghỉ để lấy sức chống bệnh, nếu đưa một thuốc không thực sự cần thiết vào cơ thể làm cho gan thận phải làm việc nhiều là không nên.

. Nếu mất bình tĩnh và làm sai những gì cần làm có thể gây thêm nguy hiểm cho bệnh nhân .

BsCKII Nguyễn Ngọc Phấn

Viết bình luận của bạn:
icon icon icon