Địa chỉ phòng khám:
Số 116 nhà H2 phố Thành Công, Ba Đình, Hà Nội,VA ( végestation adesnoides) nằm trong vòng Waldeyer, là mô tân bào lớn sau amidan khẩu các. Viêm VA là một bệnh rất thường gặp ở trẻ em, chiếm một tỷ lệ cao ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi. Bệnh thường viêm kéo dài gây nhiều biến chứng, mặc dù các biến chứng không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng có rất nhiều phiền phức cho trẻ và gia đình
VA nằm ở vòm họng ngay gần cửa mũi sau, đây là một vị trí lý tưởng để kiếm soát khí thở trước khi vào phổi để chống lại các tác nhân gây bệnh có trong khí thở. Mặt ngoài VA xếp thành múi để tăng diện tiếp súc với không khí thở vào, vi khuẩn đi theo không khí thở vào và va phải các múi của nó, được VA giữ lại để tạo kháng thể. Do vị trí của VA thường xuyên phải tiếp xúc với khí thở , kéo theo bui bặm, các chất gây dị ứng, các vi sinh vật gây bệnh , cho nên VA thường hay bị viêm nhiễm, dễ sưng nề quá phát, gây cản trở đường thở, làm kém hoặc mất thông khí và dẫn lưu của hệ thống mũi- xoang. Dịch, mủ ứ đọng là môi trường vi khuẩn sinh sôi và phát triển và gây nhiều biến chứng đến các cơ quan lân cận.
Khi trẻ vừa ra đời, VA cũng hư cả vòng Waldeyer đều vô khuẩn. sau những lần thở đầu tiên, các tác nhân gây bệnh sâm nhập vào vòng Waldeyer. VA là tổ chức limpho đặc biệt có nhiều tế bào lympho B, các tế bào này có nhiệm vụ giữ vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh, nhận dạng và ghi nhớ chúng để sản xuất ra các kháng thể đặc hiệu chống lại các tác nhân gây bệnh và kích thích các đại thực bào đến tiêu diệt chúng. Như vậy tại họng mũi, tổ chức VA đã mở đầu một đáp ứng miễn dịch. cứ mỗi lần một tác nhân gây bệnh sâm nhập là cơ thể lại sảy ra một đáp ứng miễn dịch. Như vậy trong quá trình phát triển của trẻ thỉnh thoảng có đợt hắt hơi sổ mũi, sốt nhẹ, đau rát mũi họng, nhưng trẻ vẫn chơi bình thường, thì đấy là sự thích nghi bình thường của trẻ với môi trường sống. Chúng ta chỉ cần điều trị hỗ trợ các triệu chứng và theo dõi, không dùng hạ sốt nếu sốt <38 độ, không dùng kháng sinh bao vây, không chỉ định nạo VA. Như vậy ở những trẻ sống trong điều kiện chăm sóc cách ly thái quá, ít tiếp xúc với môi trường thì sau này hay mắc các bệnh đường hô hấp hơn các cháu đã được chải qua nhiều lần đối mặt với các tác nhân gây bệnh
Khi được đẻ ra, lượng kháng thể từ mẹ truyền sang sẽ giảm dần đến 6 tháng tuổi, lúc này VA làm nhiệm vụ tạo kháng thể. Nhiêm vụ tạo kháng thể của VA chỉ từ khi trẻ 6 tháng tuổi cho đến 3 tuổi, sau 3 tuổi VA không còn chức năng gì nữa. các tác nhân gây bệnh lúc này là cộng sinh, chỉ khi có điều kiện thuận lợi thì mới gây bệnh. nhưng nếu VA bị viêm nhiễm nặng thì chức năng tạo kháng thể sẽ bị giảm rất nhiều mà khối VA lại là nguyên nhân của nhiều viêm nhiễm và gây nhiều biến chứng, lúc này vấn đề nạo VA lại là rất cần thiết
Các tác nhân gây viêm VA thường là các virus đường hô hấp, thương kèm theo bội nhiễm tụ cầu , liên cầu phế cầu…chính vì vậy các cháu đi nhà trẻ thường hay bị viêm VA cấp vì tình trạng virus đương hô hấp thương lây lan nhanh
Do vị trí khối VA nằm ở cửa mũi sau, vùng vòm mũi họng là hộp xương chắc, nên khi khối VA quá phát nó sẽ gây chèn ép vùng vòi tai và cửa mũi sau làm bít tắc gây nhiều biến chứng. khối VA to làm cản trở dẫn lưu cảu hệ thống mũi xoang, VA quá phát làm mất cân bằng vi sinh vật cư trú tại VA và vùng mũi họng.gây hiện tượng biến đổi bề mặt niêm mạc, làm tổn thương lớp tế bào lông chuyển và suy giảm hoạt động tế bào lông hậu quả là ứ trệ dẫn lưu dịch và gây viêm nhiễm.
Do đặc điểm giải phẫu, VA nằm vùng vòm mũi họng là đại phức hợp lỗ ngách, mọi dẫn lưu dịch của mũi xoang và của tai giữa đều đổ xuống vùng vòm mũi họng, chính vì vậy khi VA quá phát bít tắc, dịch dẫn lưu ứ đọng vòm và gây nhiều biến chứng như viêm tai giữa, tắc vòi, viêm tai thanh dịch, viêm tai keo, xẹp nhĩ và hình thành khối cholesteatoma gay suy giảm chức năng tai rất nặng nề, có nguy cơ biến chứng viêm màng não áp xe não. Ngoài ra thường gặp các biến chứng viêm mũi xoang do VA bít tắc gây ứ đọng dịch hốc mũi và đương nhiên sẽ gây viêm nhiễm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên , đường hô hấp dưới….Ngủ ngáy ,dối loạn nhịp thở, có cơn ngừng thở lúc ngủ, thiếu õy não nên trẻ ngủ không ngon và khi ngủ dậy thường mệt mỏi, rối loạn phát triển thể chất, dị dạng sọ mặt…
- Biến chứng đường hô hấp trên: viêm tai giữa cấp, tắc vòi nhí, viêm tai thanh dịch, viêm tai keo, xẹp nhĩ, viêm amidan, viêm mũi xoang. viêm họng , áp xe thành sau họng
- Biến chứng đường hô hấp dưới: viêm thanh khí phế quản. viêm phế quản co thắt, hen phế quản
- Biến chứng toàn thân: rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dầy, rối loạn giắc ngủ, ngủ ngáy, cơn ngừng thở lúc ngủ, rối loạn phát triển thể chất, dị dạng sọ mặt.
Các bậc cha mẹ thường nghe ai đó nói rằng, V.A cũng có chức năng và không nên nạo đi,
ngay cả khi nó bị viêm nặng, cho rằng nạo V.A sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ… Đây
thực sự là một quan niệm hết sức sai lầm và thật là đáng tiếc. Trên thực tế, như đã nói ở
trên, V.A chỉ có một chức năng giới hạn trong vòng bạch huyết Waldayer và không phải là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng sản sinh hệ miễn dịch, còn rất nhiều cơ quan khác tham gia tạo miễn dịch cho trẻ, vậy khi nạo khối VA không còn nghức năng hoặc rất ít chức năng thì sẽ có tổ chức lympho khác trong vùng mũi họng đảm nhận thay công việc của VA.
Mặt khác, khi V.A đã bị bệnh, viêm đi viêm lại nhiều lần thì nó cũng không còn khả năng để
thực thi chức năng của mình nữa Trái lại, một V.A bị quá phát sẽ làm bít tắc lỗ mũi sau, cản trở sự thở bằng mũi của trẻ, làm giảm hoăc mất thông khí và dẫn lưu dịch , làm ứ đọng dịch và mủ ở mũi.
Những hiện tượng này gây ra rất nhiều hậu quả tai hại cho trẻ.
thường xuyên bị thiếu oxy não, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ và là tiền đề để gây ra các biến chứng đã kể trên.
Chưa hết, bản thân một V.A bị viêm nhiễm nhiều còn là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn gây.
bệnh , rồi từ đó gây ra các viêm nhiễm ở các khu vực lân cận như mũi, xoang, họng, tai giữa, phế.
quản…lúc này kết quả miễn dịch từ VA của bé thu về rất ít, trong khi đó hậu qủa tai hại từ VA gây cho bé lại rất lớn gấp vài chục lần.
Chức năng của VA bình thường ( VA không bị viêm mạn, VA không bị hỏng) chỉ được thực hiện từ khi trẻ 6 tháng tuổi cho đến khi trẻ 3 tuổi, sau đó VA không còn chức năng gì nữa.
Tất nhiên nói như thế không có nghĩa là mọi trường hợp viêm VA đều phải nạo V.A. Như đã nói ở trên, quá trình viêm V.A ở trẻ là một hiện tượng gần như tất yếu, vậy nếu như một năm trẻ bị viêm V.A cấp 3 hay 4 lần, với cáctriệu chứng thông thường như đã kể, diễn biến không quá một tuần và không có biến chứng thì.
không có lý do gì để nạo V.A cho trẻ cả. Cụ thể hơn, các chỉ định của nạo V.A bao gồm:
Chỉ định nạo VA : ( theo hội tai mũi họng Việt Nam và Hoa kỳ đã thống nhất tai hội nghị TMH ở Cần Thơ năm 2004).
- Viêm VA mạn tính quá phát bít tắc ( nguy cơ gây một loạt biến chứng rất có hại cho trẻ- chỉ định nạo tuyệt đối).
- Viêm VA mạn tái phát nhiều lần trong năm, trên 5 lần/ 1 năm
- Viêm VA gây biến chứng tai ( viêm tai giữa mủ, viêm tai giữa ứ dịch, viêm tai keo, xẹp nhĩ- chỉ định nạo tuyệt đối)
- Viêm VA gây nhiễm trùng đường hô hấp trên tái diễn nhiều lần trong năm.
- Viêm VA gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới nhiều lần ( viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phế quản co thắt, hen phế quản- những trẻ bị viêm phế quản co thắt , hen phế quản thường là do dịch nhày từ VA chảy xuống, nên sau khi nạo VA hầu hết các cháu khỏi hoặc đỡ rất nhiều- chỉ định nạo tuyệt đối )
- Viêm VA bít tắc gây ngủ ngáy, gây hội chứng ngừng thở khi ngủ, gây thiếu oxy não- chỉ định nạo tuyệt đối
- Viêm VA gây rối loạn phát triển thể chất, trẻ còi cọc không lớn được, gây biến dạng sọ mặt
Những năm ở thế kỷ trước thường nạo VA gây tê, thực ra gây tê giảm đau cho bé rất khó, vì trẻ không hợp tác, mũi viêm nề, thuốc tê không vào được khối VA. chính vì vậy khi nạo VA cho trẻ , trẻ như bị tra tấn, còn rất đau đớn, trẻ có giẫy giụa chống cự lại, làm cho khi nạo VA hay bị sót ( tỷ lệ sót VA rất cao), nạo phương pháp này thường gây chảy máu, không kiểm soát được khối VA còn hay hết, có thể bị rách loa vòi hai bên, mảnh VA dơi xuống đường thở gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. điều quan trong là sau nạo tỷ lệ tái phát rất cao, không điều trị các biến chứng về tai cùng một lúc được. trẻ bị sang chấn tinh thần , rất sợ đến bệnh viện, tổn thương nặng nề tinh thần của trẻ. chính vì vậy đây là một phương pháp nạo không nên làm
Ngày nay nên nạo VA bằng gây mê nội khí quản, dùng nội soi và Plasmar, dưới màn hình nội soi ta kiểm soát được hết khối VA, phương pháp này rất nhẹ nhàng cho trẻ, cháu ngủ dậy là nạo xong, không hề gây sang chấn tinh thần cho trẻ. Toàn bộ khối VA được quan sát dưới màn hình nội soi, VA được nạo gọn, nạo hết, nạo đến đâu được cầm máu đến đó cho nên bệnh nhân hầu như không chảy máu, VA không có khả năng tái phát lại. không bao giờ sợ rơi mảnh VA xuống đường thở, nói chung rất an toàn và rất chất lượng. có thể điều trị các biến chứng cùng lúc nạo như lấy mủ trong hòm tai và đặt ống thông khí màng nhĩ cho trẻ
hậu phẫu sau nạo VA rất đơn giản. trẻ không cần kiêng nói, sau 6 tiếng là có thể ăn gần như bình thường, có thể xuất viện trong ngày.
BS cao cấp, BS CKII: Nguyễn Ngọc Phấn
Tư vấn bệnh TMH và phẫu thuật thẩm mỹ mũi miễn phí 24/7. Qua zalo, viber, messenger, hotline
Hotline: 0988389990 Email: phantmh@gmail.com