Nhóm thuốc kháng sinh dành cho người có bầu theo từng giai đoạn thai nghén
Nhóm thuốc kháng sinh dành cho người có bầu theo từng giai đoạn thai nghén.
Trong các nhóm kháng sinh phổ biến hiện nay hầu như chỉ có nhóm bêta lactam (bao gồm các thuốc penixilin, ampixilin, amoxilin... và các thuốc thuộc nhóm cephalosporin) và nhóm macrolide (với tên thuốc điển hình là erythromycin) là được coi như tương đối an toàn cho thai nhi trong bụng mẹ.
Các nhóm kháng sinh khác đều có những nguy hiểm cho thai (và cả trẻ nhỏ còn đang bú mẹ do thuốc truyền từ mẹ sang con qua sữa) đã được cảnh báo. Ví dụ:
- Nhóm aminoglycoside với các tên biệt dược như streptomycin, gentamycin, kanamycin... có thể gây điếc bẩm sinh cho thai do hư hại dây thần kinh thính giác và khi trẻ đã bị điếc bẩm sinh thì cũng bị câm luôn.
- Nhóm cloramphenicol có thể làm giảm bạch cầu, gây suy tủy xương và vàng da.
- Nhóm tetracyclin ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và răng của trẻ.
- Loại kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn yếm khí như metronidazol có thể gây dị tật cho thai, nhất là trong ba tháng đầu của thai nghén.
- Các loại sulfamid cũng có thể gây tăng bilirubin máu gây vàng da nặng cho trẻ.
Để biết được thuốc kháng sinh nào có thể dùng được khi có thai, cần xem kỹ đơn giới thiệu thuốc kèm theo trong mỗi hộp thuốc, tìm phần ghi về “Chống chỉ định” để biết thuốc có được dùng cho phụ nữ có thai và/hoặc cho con bú hay không. Tuy nhiên, khi có bệnh, nếu muốn dùng thuốc thì nên đi khám để tùy theo bệnh, tùy tình hình thai nghén lúc đó, thầy thuốc sẽ lựa chọn loại kháng sinh phù hợp, được hướng dẫn cách dùng, cách tự theo dõi là tốt và an toàn hơn cả
Bất cứ loại thuốc nào cũng không có lợi cho phụ nữ có thai và cho con bú bới, dù là thuốc dùng tại chỗ song một tỷ lệ nhỏ thuốc vẫn được hấp thu vào máu và thai nhi qua nhau thai và sữa mẹ. Khi viêm đường hô hấp, viêm thực quản phụ nữ có thai chỉ nên sức họng bằng nước muối pha loãng hoặc điều trị bằng thuốc chấm họng. Nếu bệnh nặng nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc
(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)