Địa chỉ phòng khám:
Số 116 nhà H2 phố Thành Công, Ba Đình, Hà Nội,Vì vậy tôi viết bài này mục địch giúp cho bệnh nhân tự trang bị một số kiến thức của loại bệnh này để hạn chế tối đa những những điều trị sai có hại cho sức khoẻ, đó điều rất cần thiết
Trước hết chúng ta cần hiểu rằng amidan có chức năng bảo vệ cơ thể ở lứa tuổi dưới 6 tuổi, sau 6 tuổi chức năng giảm dần đến sau 7 tuổi là không cong chức năng gì nữa. cho nên người ta rất hạn chế cắt amidan dưới 6 tuổi, chỉ nên cắt sau 7 tuổi, và chỉ cắt khi amidan hỏng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. còn khi amidan không ảnh hưởng gì đến sức khỏe thì cũng không nên cắt.
Nguyên nhân: viêm là do vi trùng, virus hoặc nhiễm cả hai cùng lúc
- Vi trùng: Chủ yếu là do vi trùng liên cầu trùng tan huyết Streptococci nhóm A (Group A Beta-Hemolytic Streptococci – GABHS) chiếm trên 40% các trường hợp ở người lớn và trên 75% ở trẻ em, ngoài ra còn có thêm các loại vi trùng khác như tụ cầu. (Staphylococcus), Moraxella catarrhalis, Hemophilus Influenza, Mycoplasma pneumonia… chiếm trên 10%.
- Virus: có khoảng hơn mười loại nhưng trong đó Adenovirus, Rhinovirus và Epstein-Barr virus là hay gặp hơn ,chiếm 10 – 20% các trường hợp
Triệu chứng khi viêm amidan, bệnh nhân hay bị sốt, đau họng, mệt mỏi, đau nhức mình mẩy, hơi thở mùi hôi, nổi hạch góci hàm. Có thể kèm theo nuốt khó, nuốt đau, đôi khi đau lan đau tai, khạc ra đờm giống như bã đậu và mùi rất hôi. Viêm amidan quá phát ở trẻ em có thể gây khó thở, ngủ ngáy và kèm theo viêm đường hô hấp. Khám sẽ thấy niêm mạc họng xung huyết đỏ, đặc biệt amidan hai bên sưng to, đôi khi kèm theo những lấm chấm trắng giống chất bã đậu bám nhiều trên bề mặt amidan.
Ở trẻ em, viêm amidan có thể gây ra các biến chứng nặng như viêm nội mạc cơ tim và viêm khớp với tỷ lệ 1/200.000 trường hợp, có thể gây viêm vi cầu thận. Ở người lớn, viêm amidan có thể là viêm tấy quanh amidan, áp-xe quanh amidan hoặc áp-xe amidan.
Viêm amidan mủ có thể gây biến chứng viêm tai giữa , viêm xoang , viêm thanh quản , viêm đường hô hấp dưới . Hiếm hơn, viêm amidan mủ cấp có thể gây áp-xe cạnh cổ và chui vào lồng ngực gây viêm tấy trung thất và áp-xe trung thất ( gây mủ quanh tim), biến chứng này rất nguy hiểm vì phần lớn tính mạng bệnh nhân bị đe dọa khi bị rất khó qua khỏi.
Amidan không phải cứ viêm là cắt:
Tuỳ theo tình trạng bệnh, viêm amidan có thể được điều trị bằng:
Điều trị nội khoa: Chủ yếu là kháng sinh và thuốc giảm đau nếu viêm do vi trùng. Các nhóm kháng sinh thường dùng là nhóm Beta – Lactam (Augmentin, Curam, Amoxiklav) hoặc các thuốc thuộc thế hệ mới của nhóm Cephalosporin (Cefuroxime, Cefaclor, Cefixim), nhóm Macrolides (Zitromax, Claritron, Klacid MR), nhóm Quinolon thường dung ở bệnh nhân trên 17-18 tuổi (Ciprofloxacin, Ofloxacine) cũng rất hiệu quả tuỳ tình trạng bệnh. Ngoài ra bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi, súc họng bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%). Các nước súc họng có bán trên thị trường
Theo hội Tai Mũi Họng hoa kỳ (2002) kết hợp hội TMH Việt Nam 2004 tại Cần Thơ, đã đưa ra chỉ định cắt amidan như sau:
A. Những chỉ định tuyệt đối ( chỉ định hiển nhiên):
1. Amidan quá phát bít tắc hô hấp trên gây hậu quả
. Rối loạn giấc ngủ( ngủ ngáy, có cơn ngừng thở lúc ngủ..)
. Rối loạn nuốt
. Phát âm bất thường do amidan
. Bệnh lý tim phổi
. Chậm phát triển, RL phát triển thể chất
2. Áp xe quanh amidan
3. Viêm amidan kèm theo sốt thấp khớp, bệnh cầu thận, bệnh van tim
4. Rối loạn tăng trưởng sọ mặt, bất thường khớp cắn
B. Chỉ định tương đối: ( có thể trì hoãn)
1. Amidan quá phát không cân xứng, to một bên ( tiềm ẩn nguy cơ ung thư amidan)
2. Viêm amidan tái hồi, 4 đợt viêm liên tiếp nhau trong 1 năm
3. Viêm amidan mạn tính kéo dài không đáp ứng điều trị, sưng hạch cổ, hơi thở hôi, đau họng kéo dài
4. Viêm amidan mạn tính , là lò viêm vùng tai mũi họng làm cho viêm mũi xoang khó khỏi
5. Viêm amidan mạn tính có những hang hốc ứ đọng thức ăn gây hôi miệng
(Hiện nay chúng tôi thường dùng phương pháp cắt amidan khô, cắt đến đâu tự cầm máu đến đó. bệnh nhân ngủ khoảng 6-10 phút là cắt xong 2 bên amidan, . khi cắt gây mê nên bệnh nhân không đau, khi tỉnh dậy phần lớn chỉ cảm giác rát họng như khi viêm cấp )
Thông thường sau cắt amidan có thể về trong ngày, đối với người bệnh yếu nên ở lại bệnh viện một đêm,
Cần nhớ:
– Không kiêng nói sau khi cắt, ngược lại nên nói nhỏ ngay sau cắt
– Kiêng chất chua, cay, cứng và nóng trong vài tuần, đến khi hốc amidan hết giả mạc và hồng hào trở lại như mọi chỗ khác trong họng. Uống nhiều nước, ăn hoặc uống những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như nước trái cây, sữa, súp. Không hút thuốc lá hoặc uống rượu bia vì có thể làm bong vẩy hốc mổ sơm hơn bình thường, sẽ không tốt cho sự phục hồi “lớp lót” của hố amidan sau mổ.
– Không nên đến những chỗ đông người như siêu thị, rạp hát, hội chợ trong 2-3 tuần đầu sau mổ vì rất dễ nhiễm trùng đường hô hấp từ người khác do thể trạng còn yếu cũng như hố mổ amidan chưa liền hẳn.
Thông thường sau cắt amidan vài ngày là bệnh nhân có thể trở lại với công việc, học hành bình thường. Rất hiếm nhưng cũng có thể xảy ra là chảy máu sau mổ từ 7 – 20 ngày, do bong lớp vảy tại hố mổ cắt amidan, để tránh chảy máu khi bong vẩy hố cắt amidan, người bệnh sẽ thấy vướng mắc trong họng, lúc này tuyệt đối không được khịt khạc mà phải súc họng nhẹ cho đỡ vướng mắc trong họng, nếu khạc là bong vẩy non và chảy máu. trong trường hợp chảy máu ( rất hiếm) cần bình tĩnh nhưng khẩn trương đưa bệnh nhân trở lại bệnh viện nơi cắt amidan trước đó, thông báo với bác sĩ cắt amidan cho mình để có hướng sử trí cụ thể.
BsCC,BsCKII TMH: Nguyễn Ngọc Phấn
Tư vấn bệnh TMH và phẫu thuật thẩm mỹ mũi miễn phí 24/7. Qua zalo, viber, messenger, hotline
Hotline: 0988389990 Email: phantmh@gmail.com