alt

Bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

  Thứ Mon, 25/12/2023

 

Viêm mũi họng cấp ở trẻ em, là một bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa lạnh. Bệnh viêm mũi họng xảy ra ở trẻ khiến cho trẻ có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, hoặc thậm chí là biếng ăn. Để tìm hiểu thêm về bệnh viêm mũi họng cấp. Cần làm gì khi trẻ bị viêm mũi họng và các chế độ ăn uống hợp lý, Phòng khám Tai mũi họng chất lượng cao mời bạn tham khảo qua bài viết này nhé!

Bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh viêm mũi họng cấp là gì?

Viêm mũi họng cấp ở trẻ em là viêm niêm mạc lót ở trong lòng mũi họng. Có thể do virus, vi trùng gây ra. Trung bình trẻ dưới 3 tuổi có thể bệnh 3–4 lần/ 1 năm. Đây cũng chính là quá trình giúp cho cơ thể trẻ thích nghi được với môi trường và tăng hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, phụ huynh không nên xem thường mà phải nhanh chóng tìm hiểu làm gì khi trẻ bị viêm mũi họng bởi nếu không được chữa trị kịp thời và bệnh kéo dài một thời gian sẽ mang đến những nguy cơ tiềm ẩn và khiến cho bệnh bị biến chứng thành bệnh viêm phổi, viêm xoang cấp..v.v.. gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp của trẻ.

Những nguyên do khiến trẻ bị viêm mũi họng cấp

Nguyên nhân do môi trường

  • Khói xe, khói bụi ngoài môi trường là tác nhân đầu tiên gây ra bệnh viêm họng cấp ở trẻ.
  • Thời tiết thay đổi thất thường khiến cho trẻ không kịp thích nghi cũng là một nguyên nhân hàng đầu khiến cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh.
  • Trẻ tiếp xúc với môi trường mới như nhà trẻ, mẫu giáo,…trong nhà trẻ mẫu giáo có nhiễu trẻ mang mầm bệnh , là ổ lây lan viêm nhiễm cho trẻ khi hắt hơi sổ mũi...v..v.
  • Do không gian sống ẩm mốc hoặc dị ứng lông thú nuôi

 Hay gặp ở các cháu còi xương, suy dinh dưỡng, các cháu có cơ địa viêm mũi họng dị ưng

Nguyên nhân do vi khuẩn, virus

  • Do virus cúm, sởi hoặc virus Adenovirus...
  • Do vi khuẩn phế cầu, liên cầu hoặc tụ cầu,…

Những biểu hiện viêm mũi họng cấp ở trẻ em

Những biểu hiện viêm mũi họng cấp ở trẻ em

Biểu hiện đầu tiên được kể đến khi trẻ bị viêm họng cấp chính là hắt hơi, sổ mũi, chán ăn và sốt. Trẻ có thể bị sốt lên đến 39 – 40o trong thời gian đầu bị nhiễm bệnh. Nước mũi chảy ban đầu loãng và trong, không mùi sau đó khi bệnh nặng hơn nước mũi sẽ chuyển sang mũi đặc có màu vàng hoặc màu xanh và có thể có mùi tanh.

Đối với những trẻ có lứa tuổi lớn thì trẻ sẽ cảm nhận được những biểu hiện từ cơ thể như nhức mỏi cơ thể, có cảm giác ớn lạnh, ăn ngủ kém, ho khan, ho có đờm, họng sưng đỏ..v.v.

Trẻ bị bệnh viêm mũi họng cấp nếu không được xử lý và chữa bệnh kịp thời thì sẽ gặp những biến chứng như: viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản,...

Các biểu hiện thường xuất hiện sau 3 ngày nhiễm bệnh và thời gian kéo dài từ 7 - 10 ngày nếu dài lâu hơn thì phụ huynh cần chú ý chế độ ăn uống và đề phòng trẻ có những biến chứng của viêm mũi

Làm gì khi trẻ bị viêm mũi họng cấp?

Viêm họng cấp ở trẻ em xảy ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau và thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, phụ huynh không nên xem thường bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em, thay vào đó phụ huynh cần cho trẻ có chế độ nghỉ ngơi cũng như ăn uống hợp lý. Vậy, làm gì khi trẻ bị viêm mũi họng cấp?

Đưa trẻ đến các phòng khám uy tín để được điều trị kịp thời bệnh viêm mũi họng

Đưa trẻ đến các phòng khám uy tín để được điều trị kịp thời bệnh viêm mũi họng

Khi trẻ bị viêm họng cấp, phụ huynh cần:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt bởi vì khi bệnh trẻ sẽ bị mất sức do ho, biếng ăn và cơ thể mệt mỏi
  • Cho trẻ uống nhiều nước và các thực phẩm dễ nuốt, giàu dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Vệ sinh mũi, họng cho trẻ để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Xịt mũi chống ngạt sau 5 -10 phút thì xịt nhiều nước muối dạng sương mù vào mũi trẻ làm sạch mũi trẻ
  • . cho trẻ súc miệng bằng nước muối nhằm phòng ngừa biến chứng viêm họng cho trẻ
  • Đối với những trẻ lớn thì phụ huynh có thể cho trẻ uống mật ong và chanh kết hợp pha cùng nước nóng có tính sát trùng cổ họng, ngăn ngừa khả năng viêm họng.
  • Hạn chế cho trẻ ăn đồ lạnh và uống nước lạnh vì sẽ ảnh hưởng đến cổ họng của trẻ
  • Thường xuyên giữ ấm cơ thể cho trẻ để giảm ho và dễ thở hơn.
  • Cho trẻ đến những phòng khám uy tín để khám và điều trị bệnh theo lời khuyên của bác sĩ, tránh bệnh diễn biến nặng hơn

Vì bệnh thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày nên phụ huynh cần hết sức lưu ý và theo dõi những dấu hiệu bệnh của trẻ. Nếu bệnh trở nên nặng hơn hoặc quá lâu không thuyên giảm thì phụ huynh nên đưa trẻ đến những phòng khám uy tín để theo dõi và điều trị

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm họng cấp ở trẻ em?

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm họng cấp ở trẻ em?

Để phòng ngừa bệnh viêm họng cấp ở trẻ, phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Thường xuyên xịt rửa mũi bằng nước muối dạng sương mù làm sạch mũi trẻ
  • Tường xuyên cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm từ 2 – 3 lần/ 1 ngày để sát trùng và giảm bớt sự kích ứng từ khói bụi môi trường.
  • Thường xuyên chăm sóc tai, mũi họng cho trẻ và cho trẻ vệ sinh cơ thể bằng nước ấm mỗi ngày nhằm tăng đề kháng trên da cho trẻ.
  • Phụ huynh cần che chắn cho trẻ mỗi khi trẻ ra ngoài hoặc đi đến những nơi công cộng cần đeo khẩu trang cho trẻ nhằm hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bụi và không khí ô nhiễm bên ngoài
  • Có chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh, tránh không cho trẻ uống nước đá thường xuyên và cho trẻ ăn nhiều rau xanh, đồng thời cung cấp các vitamin cần thiết cho trẻ

Để phòng ngừa viêm phổi cấp ở trẻ em, phụ huynh không nên quá chủ quan, nên đưa bé đến những cơ sở chữa bệnh uy tín và chất lượng với các bác sĩ tai mũi họng nhi giỏi nhằm theo dõi và chữa trị kịp thời

Tại Hà Nội, phụ huynh có thể đưa trẻ đến Phòng khám Tai mũi họng chất lượng cao, nơi có bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị điều trị tân tiến nhất để được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng, dứt điểm.

Liên hệ HOTLINE: 0988 389 990 để được tư vấn chi tiết cũng như đặt lịch khám nhanh chóng.

Xem thêm: Nguyên nhân viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em

Viết bình luận của bạn:
icon icon icon