Địa chỉ phòng khám:
Số 116 nhà H2 phố Thành Công, Ba Đình, Hà Nội,Tự rửa mũi đúng cách.
Rửa mũi đúng các là không những rửa mũi không gây ra các biến chứng, mà còn làm sạch được phần lớn các tác nhân gây bệnh và dịch mủ trong hốc mũi. Tạo điều kiện cho mũi xoang phục hồi và duy trì hoạt động bình thường của hệ thống mũi xoang
Để đảm bảo rửa mũi đúng, chúng ta phải trả lời được 4 câu hỏi sau:
Quay lại câu hỏi 1:
Để tìm hiểu độ tuổi nào thì mới có thể áp dụng kỹ thuật tự rửa mũi bằng bình rửa mũi. Chúng ta phải hiểu về sinh lý vòi nhĩ. Vòi nhĩ là một ống rỗng thông từ tai giữa xuống vòm mũi họng. Ở trẻ sơ sinh vòi nhĩ vừa ngắn vừa nằm ngang chếch 15 độ, vừa to, lại mở suốt 24 giờ. Trong quá trình phát triển của trẻ thì vòi nhĩ càng ngày càng dài ra, khích thước nhỏ lại, vòi nhĩ chếch dần lên cao và ở người lớn vòi nhĩ chếch 45 độ. Ở trẻ dưới hai tuổi vòi nhĩ mở suốt ngày đêm, trẻ lớn dần thời gian mở vòi nhĩ ngắn lại. Vào khoảng 5-6 tuổi đến người lớn thì vòi nhĩ đóng suốt ngày đêm chỉ mở khi nhai, nuốt, ngáp. Chính vì vậy ở trẻ dưới 5 tuổi khi bơm nước muối vào mũi ( đặc biệt trẻ nhỏ 1-2 tuổi) không chỉ bơm nước muối vào mũi bằng bình mà bơm bằng bơm tiêm, hay nằm nghiêng bơm nước muối chảy từ mũi này sang mũi kia, bơm nước muối vào mũi xong hút rửa mũi đều rất nguy hiểm cho tai của trẻ nhỏ. Nước muối sẽ bị đẩy vào vòi nhĩ kéo theo vi trùng và mủ và sẽ gây biến chứng về tai. Chính vì vậy, theo tôi rửa mũi chỉ nên áp dụng cho trẻ từ 5-6 tuổi trở lên đến người lớn
Câu hỏi 2:
Một điều kiện rất quan trọng khi rửa mũi bằng bơm nước muối sinh lý vào mũi để rửa. Tại 2 hai bên hốc mũi phải thông thoáng , nếu ngạt mũi bệnh nhân cần xịt thuốc chống ngạt và chờ khoảng 10-15 phút cho mũi thông thoáng mới được rửa mũi. Ở những bệnh nhân có cuốn mũi phì đại, vẹo vách ngăn, polyp mũi, khối u hốc mũi..v..v sau khi xịt thuốc co mạch cho mũi thoáng, cần lưu ý khi bơm nước muối vào mũi phải bơm từ từ nhẹ nhàng để không để sảy ra biến chứng lên tai
Câu hỏi 3:
Rửa mũi như thế nào?
Niêm mạc mũi xoang rất tinh tế, chỉ được dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa, nếu không phải nước muối sinh lý thì niêm mạc mũi xoang sẽ bị tổn thương, khi nước muối đặc hơn sẽ gây hút nước tế bào làm tổn thương teo niêm mạc. Khi nước muối loãng hơn sẽ gây phù nề tế bào tổn thương niêm mạc. Nếu dùng đúng nước muối sinh lý bạn thấy rất êm không gây sót mũi. Khi nồng độ không đúng sinh lý bạn rửa mũi sẽ sót và đau mũi. Lượng muối rửa tùy thuộc vào tình trạng của mũi, nếu rửa để làm sạch bụi bặm, các dị nguyên gây dị ứng bạn chỉ cần rửa khoảng 2-4 bình cho cả 2 hốc mũi. Khi có mũi mủ, đờm nhiều, bạn phải rửa vài lần mỗi ngày và mỗi lần 6-10 bình đầy, đến khi nào cảm thấy mũi không có dịch, họng không có đờm thì thôi. Sau phẫu thuật mũi xoang thì lại càng nên rửa nhiều để làm sạch máu đọng dich mủ trong hốc mổ
Cách rửa mũi: đổ nước muối sinh lý vào đầy bình , đưa vòi của bình vào lỗ mũi, hít nhẹ lấy hơi qua họng, khi bóp bình cho nước muối chảy vào mũi và nước muối chảy ra bên lỗ mũi kia thì đồng thời thở nhẹ ra đàng mồm, để màn hầu vén ra thành sau họng, đóng lại không cho nước rửa xuống họng. Bóp nhẹ nhàng vừa đủ không bóp mạnh gây áp lực cao có thể gây biến chứng tai. Khi rửa mũi không được nuốt, vì nuốt sẽ mở vòi nhĩ gây nước, vi trùng và mủ rất có thể sẽ vào vòi nhĩ gây biến chứng
Sau khi rửa mũi đủ, các bạn nên xì mũi nhẹ nhàng từng bên ( xem video cách xì mũi)
Yêu cầu 4:
Các biến chứng do rửa mũi không đúng . Nếu rửa mũi không phải nước muối sinh lý sẽ gây sót mũi đau mũi, tổn thương niêm mạc mũi xoang. Bệnh nhân sẽ đau và sót mũi, đau mặt , khi rửa mũi không đúng cách, nước muối sẽ chui vào vòi nhĩ kéo theo vi trùng và mủ, gây ra một loạt biến chứng về tai như viêm tai giữa cấp. Bán tắc vòi nhĩ. Tắc vòi nhĩ. Viêm tai giữa ứ dịch. Nếu không được chữa sẽ dẫn đến viêm tai keo rồi xẹp nhĩ, gây suy giảm sức nghe và có thể điếc nặng.
Qua chia sẻ tự rửa mũi đúng cách, tôi hy vọng các bạn hiểu được những nguy hiểm của các biến chứng từ rửa mũi không đúng. Ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt dưới 2 tuổi, các bạn không nên bơm trực tiếp nước muối vào mũi của trẻ , nó rất nguy hiểm cho tai của trẻ. Chỉ nên hút mủ qua nội soi ở các phòng khám và xịt rủa mũi bằng xịt dạng sương mù. Khi nghi ngờ có biến chứng do rủa mũi không đúng, bạn cần gặp Bs TMH khám và điều trị sớm.
Các bạn có thể tham khảo các biến chứng tai trong cuốn sách " Viêm tai giữa" Tác giả Nguyễn Ngọc Phấn, Nxb y học 2010.
Tư vấn bệnh TMH và phẫu thuật thẩm mỹ mũi miễn phí 24/7. Qua zalo, viber, messenger, hotline
Hotline: 0988389990 Email: phantmh@gmail.com