Địa chỉ phòng khám:
Số 116 nhà H2 phố Thành Công, Ba Đình, Hà Nội,CHỮA VIÊM TAI GIỮA Ứ DỊCH
Viêm tai giữa ứ dịch hay còn gọi là viêm tai thanh dịch
Viêm tai giữa ứ dịch : là một bệnh hay gặp ở trẻ em, là một loại viêm tai giữa màng nhĩ đóng kín, viêm mạn tính, hay tái diễn, thường có các đặc điểm như sau:
ứ dịch mạn tính trong tai giữa, thanh dịch, dịch nhầy, dịch lan tỏa ra các thông bào chũm, không có bất cứ triệu chứng viêm cấp nào.
Là loại viêm không phải do vi khẩn.
Người bệnh nghe kém dẫn truyền đơn thuần, có lúc nhẹ , có lúc nặng. Thường nghe kém tăng dần khi bệnh nặng lên.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh thường kéo dài xen kẽ với giai đoạn ổn định. Bệnh viêm đi viêm lại nhiều lần, làm suy yếu màng nhĩ do màng nhĩ bị tiêu hủy lớp collagen, màng nhĩ bị nhũn dần, với áp lực âm trong tai giữa, màng nhĩ bị kéo vào trong, dần dần màng nhĩ bị dính vào những chỗ lồi lõm của hòm tai và dính vào thành trong hòm tai, xương con bị cố định. Lúc này việc điều trị trở nên khó khăn. Việc điều trị là cần phải trả lại khoang trống hòm tai và sự hoạt động trở lại của chuỗi xương con. Hiện nay chưa có một phương pháp nào có thể tuyệt đối đạt được kết quả này.
Các triệu chứng của VTGƯD thường thầm lặng, hay bị bỏ sót. Ngày nay với sự phát triển của y học, với nội soi tai, đo nhĩ lượng, VTGƯD ngày càng được phát hiện nhiều.
VTGƯD nếu không được điều trị, có thể sẽ gây nhiều di chứng nặng nề. Làm suy giảm sức nghe, nhất là ở trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành ngôn ngữ, giao tiếp, học tập của trẻ. Vì vậy bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời
Nguyên nhân: trong trường hợp viêm tai thanh dịch do viêm VA, chủ yếu là do khối VA quá phát bít tắc, chèn ép vào lỗ vòi tai, gây tắc vòi tai. Một phần do mủ của viêm VA ứ đọng tràn vào lỗ vòi tai gây viêm tắc vòi và gây viêm tai thanh dịch
Sinh bệnh học: hiện nay có ba thuyết gải thích nguồn gốc dịch trong tai giữa là thuyết chế tiết, thuyết dịch thấm, thuyết dịch tiết hay nhiễm trùng. Cả ba thuyết này không có riờng một thuyết nào có thể lý giải của toàn bộ quá trình tiến triển của bệnh VTGƯD
Nhiều người cho rằng phát sinh bệnh hình thành từ bệnh lý của mũi họng, chủ yếu là do VA gây bít tắc vòi nhĩ, làm cản trở thông khí và dẫn lưu dịch tai giữa, niêm mạc tai giữa bị phù nề, quá sản, tăng tiết dịch. Loại dịch này vô khuẩn (quá trình viêm kéo dài, vi trùng có thể bội nhiễm từ mũi họng vào). áp lực hòm tai giảm, gây sự co lõm màng nhĩ, dần dần lớp collagen bị tiêu hủy và hình thành túi co kéo (hay gặp ở màng trùng), xương con có thể bị tổn thương, xương chũm đặc ngà, hậu quả dẫn tới xẹp nhĩ và khoảng 30% trường hợp hình thành cholesteatoma.
1. Triệu chứng:
Viêm tai giữa ứ dịch thường gặp ở trẻ em vì:
• Trẻ em hay viêm VA, khối VA quá phát bít tắc, chèn ép lỗ vòi, làm tắc lỗ vòi gây viêm tai thanh dịch.
• Cấu tạo giải phẫu vòi nhĩ của trẻ vừa ngắn lại vừa rộng, vòi nhĩ nằm ngang hơn so với người lớn. Chức năng vòi chưa hoàn chỉnh nên hay bị dịch từ mũi họng vào.
1.1. Triệu chứng lâm sàng:
• VTGƯD là một bệnh có các triệu chứng tiềm tàng không rõ ràng, người ta còn gọi là viêm tai yên lặng (silent otití). Hay gặp nhất là ở trẻ nhỏ, khi mang bệnh hầu như cha mẹ không biết gì vì không có dấu hiệu rõ ràng là cháu mắc bệnh, trẻ có thể bứt rứt, khó chịu, tay hay sờ lên tai, trẻ chậm nói. ở trẻ lớn, bệnh nhi cảm thấy khó chịu trong tai, cảm giác ù tai, có thể thấy óc ách trong tai, đôi khi có thấy tiếng vang trong tai. Trẻ nghe kém, nếu nghe kém một tai thì khó phát hiện vì có sự nghe bù trừ của tai kia, nhưng khi nghe kém hai tai sẽ ảnh hưởng đến tiếp thu kiến thức, học hành, kết quả học tập sẽ giảm sút, đôi khi trẻ kêu chóng mặt lúc này bệnh dễ phát hiện hơn
• Khám tai, ngày nay có nhiều phương pháp khám phát hiện bệnh:
Dùng đèn soi tai có bơm hơi phát hiện sự bất động của màng nhĩ, sự di động của màng nhĩ giảm hoặc mất là có giá trị trong chẩn đoán bệnh VTGƯD
( Hình ảnh trong hòm nhĩ có bọt khí)
Nội soi tai: màng nhĩ mất bóng, không còn trong suốt, màng nhĩ trở nên dày hơn, có thể thấy mức nước mức hơi trong hòm nhĩ hoặc xuất hiện bọt khí trong hòm tai. có thể gặp hòm nhĩ ứ căng dịch.
(Hình ảnh hòm nhĩ ứ căng dịch)
áp lực âm trong hòm tai làm cho màng nhĩ có xu hướng bị kéo vào phía trước gây lõm màng nhĩ, mấu ngắn xương búa nhô ra, cán xương búa nhỏ ngắn lại.
(Hình ảnh co lõm màng nhĩ)
Cận lâm sàng:
• Thính lực đồ: nghe kém giao động; thính lực đồ thay đổi theo thời gian, từng giai đoạn của bệnh. Lúc đầu nghe kém dẫn truyền nhẹ, sau nghe kém dẫn truyền nặng dần.
(Nghe kém dẫn truyền nhẹ Nghe kém dẫn truyền nặng)
• Nhĩ lượng: là một phương tiện đánh giá khách quan, giúp cho chẩn đoán chính xác nhất. Nhĩ đồ có dạng đỉnh thấp, lệch âm, đỉnh hình đồi, nếu không được điều trị kịp thời về sau nhĩ đồ sẽ có dạng nằm ngang.
(Hình ảnh nhĩ lượng của viêm tai thanh dịch)
• Chụp Schuller.
Thông bào xương chũm mờ.
Có thể mất thông bào, xương chũm đặc ngà.
Diễn biến của viêm tai thanh dịch:
Viêm tai thanh dịch có thể tự khỏi (trường hợp bệnh nhẹ, vòi tai không bị viêm tắc lâu, không còn viêm họng mũi), nhưng dễ bị tái phát.
Khỏi bệnh và hình thành xơ nhĩ: do tăng collagen và sợi xơ cùng với sự thoái hóa hyalin, sự lắng đọng calci ở lớp màng đáy của niêm mạc tai giữa và ở màng căng của màng nhĩ, hình thành mảnh xơ hoá mầu trắng có thể dầy vài milimet và có sự xương hoá thứ phát. Mảng xơ nhĩ hình thành ở giai đoạn cuối của bệnh, tỷ lệ xơ nhĩ khoảng 10-20% số trường hợp. Giai đoạn đầu sức nghe bình thường vì xơ nhĩ chưa ảnh hưởng đến rung động của hệ thống màng nhĩ-xương con, khi màng nhĩ bị xơ cứng, xương con xơ dính, bệnh nhân sẽ bị nghe kém dẫn truyền và ù tai tiếng trầm, nhĩ lượng giảm độ thông thuận. Khám nội soi thấy có dải xơ mầu trắng nằm ở màng căng.
( Hình ảnh xơ nhĩ)
Nghe kém: ở trẻ nhỏ nghe kém sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ, trẻ chậm nói. ở trẻ lớn sẽ ảnh hưởng đến giao tiếp, tiếp thu kiến thức, học tập giảm sút.
Nếu không được điều trị, viêm tai thanh dịch thường chuyển sang viêm tai keo.
2. Chữa viêm tai giữa ứ dịch: mục đích của điều trị là trả lại thông khí cho tai giữa, phục hồi thính lực cho bệnh nhân, điều trị nguyên nhân, đề phòng tái phát.
Điều trị nội khoa: thường được chỉ định trong thời kỳ đầu của bệnh và những trường hợp bệnh nhân không đồng ý điều trị ngoại khoa.
• Kháng sinh: vấn đề dùng kháng sinh cũng cần được bàn tới vì trong VTGƯD không có một triệu chứng nào thể hiện tình trạng viêm cấp. Người ta cho rằng VTGƯD là viêm vô trùng, nhưng với ổ viêm ở vùng mũi họng thỡ vi trùng có thể lan vào tai giữa. Vì vậy ở giai đoạn sau người ta đã lấy dịch trong hòm tai để nuôi cấy vi trùng thấy dương tính khoảng 30 - 50%. Vi khuẩn thường là Streptococus pneumoniae, Staphylococus , Haemophilus. Không nên dùng kháng sinh kéo dài, thường dùng giống như trong VTG cấp: Cefexim, zinnat, augmentin, Erithomycin...
• Corticoid toàn thân: theo Hội TMH Mỹ (năm 2004) khuyên corticoid không phải được chỉ định thường quy trong VTGƯD, không nên dùng kéo dài, thường dùng một đợt khoảng 10-15 ngày.
• Thuốc tiêu đờm long dịch: thuốc thường dùng như acetyl cystein, carbocystein.
• Thuốc dị ứng: người ta cho rằng VTGƯD là biểu hiện của dị ứng đường hô hấp trên. Thuốc dị ứng thường dùng là cetirizine, loratadin...
Phẫu thuật:
• Chích rạch màng nhĩ, đặt ống thông khí.
• Mục đích: rạch màng nhĩ để hút dịch trong hòm tai để cải thiện thính lực cho trẻ, ngăn ngừa tái phát nhờ cung cấp thông khí cho tai giữa.
• Đây là một phương pháp điều trị rất cần thiết và nên áp dụng bởi vì sau khi đặt ống thông khí sức nghe được cải thiện , giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, học tập, phát triển tâm sinh lý hòa mình vào x• hội, mặt khác số lần viêm tái phát sẽ giảm hẳn, giảm chi phí cho điều trị.
• Phương pháp tiến hành:
Vô cảm: thường gây mê nội khí quản, ở người lớn có thể gây tê tại chỗ.
Rạch màng nhĩ: tìm vị trí rạch màng nhĩ cho hợp lý để khi tiến hành phẫu thuật không gây tổn thương xương con, không gia tăng khả năng teo màng nhĩ; vị trí phải đủ không gian trong hòm tai khi khoang trống hòm tai bị thu hẹp, phải đảm bảo đặt được ống thông khí chắc chắn. Trong trường hợp màng nhĩ co lõm nhiều thì vị trí trước trên lại là nơi lý tưởng, còn các trường hợp khác nên chọn vị trí trước dưới là nơi tốt nhất. Tránh tuyệt đối rạch góc sau trên vì sẽ gây tổn thương, gián đoạn xương con và gây teo sụt màng nhĩ.
Rạch màng nhĩ ở vị trí trước dưới theo chiều nan hoa xe đạp từ rốn nhĩ ra để bảo tồn tối đa lớp sợi xơ của màng nhĩ, tạo điều kiện giữ ống thông khí chắc chắn hơn, kích thước rạch bằng kích thước đường kính lõi ống thông khí (tức là khoảng 1,5- 2mm, tùy theo loại ống chỉ định đặt). Hút dịch trong tai giữa: dùng ống hút vi phẫu hút dịch với những trường hợp dịch lo•ng, dễ hút, tránh làm tổn thương màng nhĩ; còn trong những trường hợp dịch quá keo có thể phải rạch bổ sung thêm một đường phía bên đối diện để dễ hút dịch, có thể nhỏ õy già làm tan dịch keo chờ dịch keo sủi bọt đùn ra ngoài lỗ rạch, ta hút sạch và tiếp tục bơm nước muối sinh lý rửa sạch.
Đặt ống thông khí: có nhiều loại ống thông khí, kích cỡ khác nhau, với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường dùng ống 0,76mm, với trẻ 4-12 tuổi dùng ống 1,0 - 1,02mm, trẻ lớn hơn 12 tuổi dùng ống 1,27mm. Dùng kẹp vi phẫu kẹp ống thông khí vào đầu ống có vành cứng, lùa đầu vành mềm của ống thông khí theo kiểu cài khuy áo vào lỗ rạch màng nhĩ. Sau khi đặt ống thông khí nên dùng ống hút nhỏ để kiểm tra độ bám chắc của ống thông khí vào màng nhĩ rồi đặt tăng tẩm betadin ở ống tai ngoài.
Hình ảnh đặt ống thông khí màng nhĩ
Hậu phẫu: bệnh nhân không được bơi lội, khi tắm phải nút tai tránh nước vào tai. Thuốc nên dùng 10-14 ngày ngày như phần điều trị nội khoa.
Kết luận:
VTTD là một bệnh hay gặp ở trẻ em, nguyên nhân chủ yếu do VA, ngoài ra còn do viêm nhiễm đường hô hấp trên, rối loạn chức năng vòi, khối u vùng mũi họng.
VTTD hay bị bỏ qua vì các triệu chứng thầm lặng, ngày nay với sự phát triển của nội soi TMH, đo thính lực, nhĩ lượng VTTD đ• được phát hiện nhiều.
VTTD là một bệnh nguy hiểm, nhất là với trẻ em, nó gây tụt giảm thính lực ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, học tập, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng, di chứng nguy hiểm.
Điều trị quan trọng nhất là phẫu thuật đặt ống thông khí đem lại hiệu quả cao, nó làm sạch dịch trong hòm tai, cải thiện thính lực đem lại thông khí hòm tai, ngăn ngừa tái phát bệnh.
1.1.4. Viêm tai keo
Viêm tai thanh dịch nếu không được điều trị, dịch trong hòm nhĩ sẽ chuyển dần sang dạng dịch keo. Bệnh nhân thấy ù tai nhiều hơn, ù tai tiếng trầm, cảm giác đầy đầy trong tai, khó chịu trong tai, nghe kém hơn.
Khám thấy màng nhĩ chuyển màu trắng đục hoặc đục vàng, vàng mề gà hoặc màu xanh, màng nhĩ sụp lõm, mấu ngắn xương búa nhô ra, cán xương búa như ngắn lại.
Đo thính lực nghe kém dẫn truyền nhẹ, đo nhĩ lượng thấy đỉnh nhĩ lượng thấp và lệch âm.
Hình ảnh chuyển màu của màng nhĩ.
Hình ảnh xụt lõm màng nhĩ.
Nhĩ lượng của viêm tai keo
Điều trị: không thể điều trị nội khoa đơn thuần khỏi đựoc bệnh mà phải kết hợp điều trị ngoại khoa với nội khoa. Bệnh nhân cần phải được lấy hết khối mủ keo trong hòm nhĩ rồi đặt ống thông khí và phối hợp điều trị nội khoa khoảng 10-15 ngày.
*** Kết quả điều trị còn phụ thuộc vào sức đề kháng và cơ địa của bệnh nhân, thực hiện tuân thủ theo hướng dẫn phòng bệnh, điều trị tuân thủ theo phác đồ.
Tìm đọc sách của Nguyễn Ngọc Phấn in tại nhà xuất bản y học: Viêm mũi xoang, Viêm tai giữa, Viêm VA, Hỏi đáp bệnh tai mũi họng.
Tư vấn miễn phí bệnh TMH: Bs cao cấp BsCKII TMH Nguyễn Ngọc Phấn đt 0988389990
Tư vấn bệnh TMH và phẫu thuật thẩm mỹ mũi miễn phí 24/7. Qua zalo, viber, messenger, hotline
Hotline: 0988389990 Email: phantmh@gmail.com